Tăng hiệu quả doanh nghiệp

 

Kế hoạch kinh doanh

1. Phát triển kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh thường bao gồm 3 phần chính:

Kế hoạch tiếp thị

  • Phân tích thị trường và môi trường kinh doanh: các xu hướng và yếu tố ảnh hưởng chính, phân tích thị trường tiêu thụ, đánh giá thị phần hiện tại và dự kiến của công ty, v.v.
  • Nghiên cứu cung ứng và phân tích cạnh tranh: phân tích khối lượng và cấu trúc cung ứng trên thị trường, phân tích tình trạng cạnh tranh trên thị trường, phân tích so sánh các đối thủ cạnh tranh theo khối lượng, chuyên ngành, phạm vi sản phẩm, giá, tiêu thụ và tiếp thị, v.v.
  • Nghiên cứu nhu cầu và phân tích khách hàng: phân tích khối lượng và nhu cần trên thị trường, phân tích khách hàng hiện tại và tiềm năng, phân vùng thị trường, đánh giá khối lượng tiềm năng của thị trường, phát hiện nhu cầu chưa được đáp ứng, thực hiện chân dung khách hàng tiềm năng, xác định các giới hạn tiềm năng và các nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Chiến lược tiếp thị: phát triển các khuyến cáo về lựa chọn mô hình tiêu thụ tối ưu và tiếp thị đầy đủ, phát triển các khuyến cáo về phạm vi sản phẩm, giá và tiêu thụ tối ưu.

Kế hoạch vận hành

  • Kế hoạch tổ chức và vận hành: mô tả mô hình kinh doanh, môi trường kinh doanh, các giai đoạn thực hiện dự án chính, các quá trình kinh doanh chính ở cấp cao, các nguồn nguyên liệu và thông tin chính, nguồn lao động: cơ cấu tổ chức và lịch làm việc nhân viên, thông tin về các thành viên quản lý.
  • Kế hoạch sản xuất (trong trường hợp dự án liên quan đến sản xuất sản phẩm): mô tả các quá trình sản xuất chính của công ty, các yếu tố sản xuất (mặt bằng, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, v.v), đánh giá và dự báo kế hoạch sản xuất.

Kế hoạch tài chính

  • Kế hoạch tài chính:

— các cơ sở, dữ liệu gốc và các thông số chính của mô hình tài chính;

— đánh giá chi phí tài sản cố định và nhu cầu đầu tư;

— chiến lược đầu tư (dòng tiền và cách sử dụng);

— đánh giá WACC (trung bình trọng số chi phí vốn);

— đánh giá kế hoạch bán hàng và doanh thu;

— mô tả và đánh giá các nguồn chi;

— báo cáo dự báo lợi nhuận và thua lỗ;

— báo cáo dự báo dòng tiền;

— bảng cân đối dự báo.

  • Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:

— mô tả phương pháp đánh giá hiệu quả dự án;

— đánh giá các chỉ sổ hiệu quả tài chính chính: giá trị hiện tại thuần (NPV), thời gian hoàn vốn (PP), thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP), chỉ số sinh lời (PI), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), lịch trình hoà vốn;

  • Mô tả và phân tích rủi ro của dự án, phân tích độ nhạy của dự án

 

2. Phát triển nghiên cứu khả thi (feasibility study)

Chúng tôi tự đặt ra và ấn định cấu trúc dự án kinh doanh. Khi cần thiết có thể thêm bất kỳ tuỳ chọn, bao gồm tiếp thị chiến lược, các lựa chọn tài chính bổ sung phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

 

Ví dụ cấu trúc kế hoạch kinh doanh

  1. Tóm tắt dự án
  2. Kế hoạch tiếp thị: 
    • Nghiên cứu và phân tích chung thị trường: 
      • Môi trường kinh doanh và các xu hướng hiện tại trên thị trường;
      • Các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng phát triển thị trường
    • Nguyên cứu cung ứng và phân tích cạnh tranh: 
      • Phân tích khối lượng và cấu trúc cung cầu trên thị trường;
      • Phân tích chung cạnh tranh trên thị trường;
      • Mô tả và đặt tính các đối thủ chính trên thị trường;
      • Phân tích so sánh các đối thủ cạnh tranh theo phạm vi sản phẩm;
      • Phân tích so sánh các đối thủ cạnh tranh theo chính sách giá;
    • Nghiên cứu nhu cầu, phân tích các khách hàng hiện tại và tiềm năng: 
      • Phân tích khối lượng nhu cầu trên thị trường (khối lượng thị trường);
      • Đặc tính đối tượng mục tiêu (khách hàng);
      • Phân loại đối tượng mục tiêu (khách hàng);
    • Thực hiện dự báo phát triển thị trường.
  3. Chiến lược tiếp thị: phát triển các khuyến cáo về lựa chọn chiến lược tiếp thị
  4. Kế hoạch tổ chức và vận hành: 
    • Mô tả mô hình kinh doanh của dự án;
    • Mô tả các giao đoạn thực hiện chính của dự án;
    • Mô tả các yếu tố sản xuất: mặt bằng, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu, v.v;
    • Mô tả nguồn lực: cơ cấu tổ chức, các bộ phận, chức danh và số lượng nhân viên.
  5. Kế hoạch tài chính: 
    • Cơ sở và dữ liệu gốc;
    • Đánh giá chi phí tài sản cố định và nhu cầu đầu tư;
    • Chiến lược đầu tư: dòng tiền và cách sử dụng;
    • Báo cáo dự báo lợi nhuận và thua lỗ:
      • Xây dựng dòng tiền vào;
      • Xây dựng dòng tiền ra.

 

Thông tin của Quý khách

Quý khách cần cung cấp tất cả những dữ liệu gốc để lập kế hoạch kinh doanh. 

Từ phía Quý khách chỉ cần thông tin chung về dự án (nội dung cơ bản, khu vực, nguồn đầu tư, v.v.) và câu trả lời cho các câu hỏi, giúp chúng tôi có thể lựa chọn đúng những tuỳ chỉnh chính của kế hoạch kinh doanh (ví dụ: cách tính mô hình tài chính hoặc giới hạn khối lượng đầu tư, v.v.).

Có 2 phương án cung cấp dữ liệu gốc:

  • Quý khách gửi cho chúng tôi tất cả tài liệu hiện có, chúng tôi đánh giá độ đầy và nếu cần sẽ đặt thêm các câu hỏi bổ sung;
  • Chúng tôi lập danh sách các câu hỏi và những giấy tờ cần thiết, sau đó gửi cho Quý khách và đợi câu trả lời.

 

3. Kiểm toán và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

Trong quá trình kiểm toán các chuyên gia của chúng tôi kiểm tra và đánh giá:

  • chất lượng nội dung kế hoạch kinh doanh;
  • chất lượng trình bày kế hoặch kinh doanh;
  • độ đầy đủ của kế hoạch kinh doanh;
  • độ đạt tiêu chuẩn cần thiết của kế hoạch kinh doanh

Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh

Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của Quý khách dựa trên mong muốn của Quý khách hoặc kết quả kiểm toán của chúng tôi.

Trong trường hợp Quý khách đã có kế hoạch kinh doanh nhưng vì những lý do nào đó Quý khách không hài lòng về chất lượng, chúng tôi có thể sửa đổi một số mục nhất định mà không cần làm từ đầu.

 

4. Phát triển mô hình phát triển

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phát triển mô hình sản phẩm (dịch vụ) và mô hình các dự án khác nhau.

Quá trình phát triển mô hình sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm các công đoạn sau:

  • phân tích sản phẩm / dịch vụ hiện có (AS IS);
  • phân tích tiếp thị để hiểu các hướng phát triển có thể trong điều kiện thị trường;
  • xác định cách hướng phát triển tốt nhất dựa trên đối chiếu kết quả phân tích bên ngoài và bên trong;
  • sử dụng phân tích tài chính để so sánh khi cho các phương án phát triển thành công khác nhau;
  • lựa chọn mô hình tốt nhất, cũng như đa dạng hoá dựa trên việc kết hợp / tổng hợp các hướng khác nhau;
  • mô tả mô hình đã chọn và phát triển kế hoạch kinh doanh / nghiên cứu khả thi việc phát triển với các công đoạn cần thiết.

 

Bằng cách này, việc phát triển mô hình sẽ là bước đầu tiên để phát triển kế hoạch kinh doanh: mô hình thường là phần trên của việc chi tiết hoá và chỉ chứa những công đoạn chính (cơ bản).